Tin tức
Anh Quốc tăng yêu cầu chứng minh tài chính với du học sinh
Bộ Nội vụ Vương quốc Anh đã tăng mức chứng minh tài chính bắt buộc đối với sinh viên quốc tế lần đầu tiên kể từ năm 2020. Du học sinh khi xin thị thực visa Anh Quốc sẽ phải chứng minh ít nhất 1,130-1,480 bảng Anh/tháng (tương đương 36 – 47 triệu VNĐ), tăng 10% so với thời điểm hiện tại. Để biết chi tiết về thông tin này, cùng GSE tìm hiểu ngay dưới đây.
Chính sách mới về chứng minh tài chính du học Anh Quốc
Mức tăng chứng minh tài chính từ 2025
Theo thông báo của Bộ Nội vụ vào ngày 10/9/2024, mức chứng minh tài chính đối với sinh viên quốc tế sẽ tăng khoảng 10% so với trước đây. Cụ thể, sinh viên sẽ phải chứng minh từ 1,130 đến 1,480 bảng Anh mỗi tháng, tương đương với 36 – 47 triệu VNĐ, để đủ điều kiện xin visa du học Anh. Đây là lần đầu tiên mức chứng minh tài chính này được điều chỉnh kể từ năm 2020.
Sự khác biệt giữa London và các khu vực khác
Mức tài chính cần chứng minh sẽ thay đổi tùy theo khu vực học tập. Tại London, do chi phí sinh hoạt cao, sinh viên phải chứng minh tài chính nhiều hơn so với các khu vực khác. Điều này đồng nghĩa với việc các sinh viên học tập tại các trường ở London sẽ cần chuẩn bị nhiều tiền hơn để đáp ứng yêu cầu visa. Trong trường hợp, sinh viên đã đặt cọc chỗ ở trước khi xin thị thực, mức tài chính cần chứng minh sẽ được giảm.
Cách chứng minh tài chính khi xin visa du học Anh Quốc
Các khoản cần chứng minh
Sinh viên quốc tế phải chứng minh tài chính để đảm bảo rằng họ có khả năng chi trả học phí (đã trừ học bổng) và sinh hoạt phí cho ít nhất 9 tháng đầu tiên của năm học. Các khoản tài chính này cần được nộp trong tài khoản ngân hàng hợp pháp, thể hiện rõ ràng trong hồ sơ xin visa.
Giảm mức chứng minh tài chính khi đặt cọc chỗ ở trước
Trong trường hợp sinh viên đã đặt cọc chỗ ở trước khi xin visa, mức tài chính cần chứng minh sẽ được giảm xuống tương ứng. Đây là một cách để giảm bớt áp lực tài chính cho những sinh viên đã có kế hoạch sinh sống rõ ràng tại Anh.
Ảnh hưởng của chính sách mới đến sinh viên quốc tế
Lo ngại từ sinh viên châu Á và các thị trường trọng điểm
Chính sách mới này đã khiến nhiều chuyên gia lo ngại về khả năng làm giảm số lượng du học sinh từ các thị trường trọng điểm như châu Á. Mức tăng chứng minh tài chính có thể là một trở ngại lớn đối với những gia đình có thu nhập thấp hoặc trung bình, khiến việc tiếp cận du học Anh trở nên khó khăn hơn.
Nhận định từ chuyên gia giáo dục
Ông Syed Nooh, Trưởng phòng nghiên cứu toàn cầu và phát triển thị trường tại University of East Anglia, nhận định rằng chính sách mới này nhằm phù hợp với tình hình lạm phát và chi phí sinh hoạt tăng tại Anh Quốc. Trong khi đó, nhiều chuyên gia khác lo ngại điều này có thể làm là một cản trở cho du học sinh từ các thị trường trọng điểm tại châu Á.
Các thay đổi khác về chính sách du học tại Anh Quốc
Quy định về hạn chế khóa học từ xa và trung tâm tư vấn du học
Nhà chức trách cũng đề xuất hạn chế các khóa học từ xa và quản lý chặt hơn việc tuyển sinh viên quốc tế thông qua trung tâm tư vấn du học
. Việc này nhằm trấn áp việc lừa đảo, đảm bảo du học sinh đến Anh vì mục đích học tập, không lợi dụng con đường này để nhập cư.
Yêu cầu khắt khe hơn về visa lao động tay nghề cao
Trong năm 2023, du học sinh bị hạn chế việc đưa người thân nhập cảnh cùng, cũng như không được chuyển sang visa việc làm trước khi tốt nghiệp. Chính phủ cũng tăng phần yêu cầu về mức thu nhập đối với visa lao động tay nghề cao, từ 26,200 bảng Anh lên 38,700 bảng Anh mỗi năm.
Đề xuất tăng yêu cầu chứng minh tài chính được chính phủ đưa ra hồi tháng 5, dù lượng đăng ký thị thực du học UK giảm. Trong quý I/2024, số đơn xin thị thực là 34,000, giảm hơn 27% so với cùng kỳ 2 năm trước.
Nguồn: The Pie News, Gov.uk
Tư vấn du học GSE
Công ty Dịch vụ Giáo dục Toàn cầu (tên viết tắt: GSE), được thành lập vào năm 2009 bởi các cựu du học sinh Anh Quốc, là một trong những thương hiệu uy tín nhất trong lĩnh vực tư vấn du học và đào tạo với mạng lưới văn phòng ở tại Việt Nam, Úc và Anh Quốc. GSE chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn du học khách quan và trung thực tại các nước nói tiếng Anh, và khu vực Bắc Á.