Câu hỏi thường gặp

Một năm học ở Mỹ bắt đầu khi nào?

Ở các trường Trung học luôn có 2 học kỳ (semester) một năm và khai giảng vào mùa Thu cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9, học kỳ 2 sẽ vào tháng 1 hoặc đầu tháng 2 mỗi năm (khác với Úc, New Zealand, có 4 học kỳ/ năm) Ở bậc Cao đẳng và Đại học bắt đầu vào đầu của một trong bốn kỳ khai giảng: tháng 9, tháng 1, tháng 4 hoặc tháng 6. Thông thường học kỳ tháng 6 dành cho những lớp học lại hoặc những chương trình Tiếng Anh. Cũng xin nói thêm: các lớp Anh văn luôn rất linh hoạt cho ngày nhập học, thường bắt đầu vào mỗi đầu tháng, tùy trường.

Khi du học Mỹ, các yêu cầu về độ tuổi cho học sinh Phổ thông thế nào?

Các trường Trung học sẽ nhận học sinh cho các lớp 10, 11, và 12 từ 15 – 16 tuổi. Tuy nhiên nếu các em học sinh ở bậc học Tiểu học, việc xin visa sẽ khó khăn hơn. Nếu các em ở độ tuổi tương đối hơn (13, 14, …) việc xin visa sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Những chi phí phải trả trước khi được nhận học?

Phí ghi danh (tùy trường, trung bình khoản 150USD) và phí chuyển thư (khoản 20USD) và một phần học phí/ đặt cọc (tùy trường và nếu trường có yêu cầu).

Những chi phí phải trả sau khi được nhận học? và Gói hỗ trợ tài chính là gì?

Sau khi nhận được visa, khách hàng sẽ đóng Học phí, Homestay, Bảo hiểm y tế, vé máy bay, … Về “Gói hỗ trợ tài chính”: Mỗi trường học hay có chương trình hỗ trợ tài chính, nó có thể là Học bổng, chương trình làm việc trong khuôn viên trường dành cho sinh viên, … các chương trình này giúp sinh viên trang trải một phần chi phí. Đa số các trường đại học đều có học bổng dành cho sinh viên quốc tế. Tiêu chuẩn xét học bổng là điểm bài kiểm tra và kết quả học tập của bạn. Điều này phụ thuộc vào từng trường đại học.

TOEFL có phải là tiêu chuẩn bắt buộc với sinh viên quốc tế đăng ký học đại học ?

Chính xác là vậy, TOEFL là điều kiện bắt buộc phải có khi sinh viên quốc tế vào học chính khóa. Điều này không có nghĩa là nếu HS chưa có TOEFL, bạn đó sẽ không được nhận học, bạn học sinh đó có thể đăng ký một khóa học tiếng Anh (TOEFL) trước khi học khóa chính. Du học Mỹ rất linh động, nện có nhiều trường không yêu cầu TOEFL, IELTS cho đầu vào, trường chỉ yêu cầu một bài kiểm tra tiếng Anh (Slep Test) mà thôi.

Các trường Đại học Mỹ có chấp nhận bằng cao học Việt Nam?

Về nguyên tắc và thực tế hầu hết trường đại học ở Mỹ đều chấp nhận bằng cao học ở Việt Nam. Để xin học cao học ở Mỹ, bạn cần thi TOEFL và GRE, viết bài luận về mục đích chí hướng chuyên ngành học.

Yêu cầu về độ tuổi cho Học sinh Sinh viên (HSSV) bậc Cao đẳng, Đại học ra sao ?

Các trường Cao đẳng Cộng đồng, Tư thục hay ĐH đều nhận sinh viên tối thiểu 16 tuổi cho chương trình văn bằng kép (Dual programs) các bạn cũng có thể đã xong, tốt nghiệp PTTH tại VN, hay Cao đẳng. Các trường Đại học nhận sinh viên đã tốt nghiệp Trung học và những sinh viên hoàn tất chương trình Cao đẳng cộng đồng trong độ tuổi từ 18 – 20.

Yêu cầu về trình độ tiếng Anh khi du học tại Mỹ?

Ở bậc Trung học thường thì các trường không có chương trình tiếng Anh cho sinh viên quốc tế, vì thế học sinh thường phải có đủ khả năng tiếng Anh để được nhận vào học. Tuy nhiên, các trường Phổ thông Tư thục không yêu cầu trình độ tiếng Anh của Học sinh. Tại các trường Cao đẳng Cộng đồng, Đại học: đa số có những yêu cầu về trình độ tiếng Anh. Nếu khả năng tiếng Anh của HSSV chưa đáp ứng tốt yêu cầu của trường, trường sẽ có chương trình tiếng Anh dành cho sinh viên quốc tế (ESL) nhằm giúp sinh viên nâng cao khả năng tiếng Anh đáp ứng yêu cầu tối thiểu để học chương trình cao đẳng hoặc đại học.

Thông tin chung về các chương trình học và ngành nghề tại Mỹ ra sao?

Mỹ có Hệ thống giáo dục tương tự như VN: có các cấp học từ Tiểu học, Trung học, Cao Đẳng, Đại Học và các bậc học sau Đại học như Cao học, Thạc Sỹ, Tiến sỹ. Về ngành nghề, hầu như tất cả các trường ở Mỹ là trường tổng hợp giảng dạy được tất cả các ngành nghề mà du học sinh quốc tế muốn theo học.

Thân nhân ở Mỹ có thể bảo lãnh cho sinh viên đi học không?

Người bão trợ tài chính cho việc học của Sinh viên không quy định phải ở Mỹ. Người bảo trợ ở bất cứ nơi nào: Việt Nam, Canada, Úc, … nhưng bắt buộc phải có mối quan hệ “ruột thịt, họ hàng” với học sinh.

Điều gì là quan trọng nhất khi đến buổi Phỏng vấn tại Đại Sứ quán Mỹ?

Ngoài Tài chính, kế hoạch học tập, theo chúng tôi điều quan trọng khác là sinh viên có chứng minh được với viên chức cấp Visa tại lãnh sự quán là sau khi học xong bạn sẽ trở về Việt Nam hay không. Xin lưu ý, đây là một trong những điều quan trọng, chứ không phải là điều quan trọng nhất trong hồ sơ xin visa.

Làm thế nào để xin visa du học Mỹ?

Để có thể xin được visa, bạn phải được một trường ở Hoa Kỳ chấp nhận vào học và có thư chấp nhận của trường gửi về. Sau đó, bạn phải thực hiện đầy đủ các thủ tục về chứng minh tài chính, hồ sơ học, chứng chỉ TOEFL, GRE hoặc GMAT… Mỹ có nhiều chương trình học khác nhau cho mọi trình độ. Tùy thuộc vào trình độ và yêu cầu của mình, GSE sẽ giúp bạn tìm cho mình khóa học phù hợp. Có được cấp visa hay không bạn sẽ được thông báo ngay sau khi xong phần phỏng vấn tại Lãnh Sự Quán.

Khi phỏng vấn du học Mỹ, các câu hỏi nào thường được nhắc đến?

Sẽ KHÔNG CÓ một khuôn mẫu nào cho câu hỏi/ trả lời phỏng vấn. Tại GSE, tư vấn viên hướng dẫn HS-SV vượt qua vòng Phỏng vấn dựa trên: 1. Hồ sơ rõ ràng, minh bạch, đáp ứng tài chính 2. Kế hoạch học tập, thời gian, học sinh hiểu biết rõ mình sang Mỹ học gì? Học ở đâu ? học bao lâu? 3. Cho Đại Sứ quán thấy rõ sau khi hoàn thành khóa học, bạn quay về nước theo cam kết. Trên thực tế, học sinh theo đúng hướng dẫn của chúng tôi, tự tin và sự may mắn, thí visa cho bạn là hoàn toàn khả thi. Thường thì tại buổi phỏng vấn xin cấp Visa du học (kể cả Du lịch) Nhân viên cấp/ xét Visa của Đại Sứ Quán Mỹ cần bạn làm rõ ba điều: 1. Bạn có thực sự muốn đi học không? Bạn có đủ khả năng, trình độ để học không? 2. Bạn / gia đình/ người bảo trợ: có đủ khả năng tài chính để chi trả cho việc học và chi phí sinh hoạt suốt thời gian đó mà không gặp khó khăn gì, không cần đi làm thêm trên đất Mỹ? 3. Bạn có quyết tâm/ ý định trở về Việt Nam khi kết thúc khóa học hay không? Thực tế thì các bạn HSSV thường không gặp rắc rối, khó khăn khi chứng minh, làm rõ câu 1 và 2. Nhưng với câu 3 thì khá khó khăn vì sự cảm tính của nó.

Một bộ hồ sơ hoàn chỉnh, tốt cho việc xin Visa du học Mỹ cần có gì?

Theo GSE, Bạn (gia đình và người bảo trợ tài chính) cần chứng minh rõ với ĐSQ rằng: 1. Bạn có một nền tảng kiến thức văn hóa tốt, ham muốn hoàn thành khóa học ở Mỹ. 2. Bạn có sự hỗ trợ, chăm sóc lo chu đáo về mặt kinh tế, 3. Bạn có sự ràng buộc, “níu kéo”, trách nhiệm to lớn với chính gia đình và xã hội, với quê hương Việt Nam. GSE luôn nhắc nhở các bạn rằng bạn cần phải kê khai rõ trong bản đăng ký bất kỳ hoặc tất cả các mối quan hệ họ hàng của bạn ở Mỹ. Bạn không nên nói dối vì bất kỳ sự thiếu trung thực nào trong hồ sơ của bạn cũng sẽ dễ dàng bị phát hiện.

TOEFL là một yêu cầu cho việc học, em nên học/ luyện thi như thế nào cho hiệu quả?

Rất tốt khi bạn xác định được TOEFL là quan trọng, vì vậy để học và thi TOEFL đạt được kết quả tốt, bạn nên lưu ý một số điểm sau: TOEFL rất tốt cho mục đích Du học, Tự học là chính, Ghi danh học và luyện thi, Sách vở, Nghe / xem Băng đĩa, TV…, Biết phân bổ thời gian, Nên thi thử TOEFL Institutional

Có cần thiết phải mở sổ tiết kiệm / gửi tiền ngân hàng trước 3 - 6 tháng?

Theo luật: Lãnh sự quán Mỹ sẽ xem / kiểm tra tất cả các nguồn tài chính của gia đình sinh viên gồm tiền gửi ngân hàng, thu nhập ổn định, bất động sản, xe cộ, v.v… để xem gia đình sinh viên có đủ điều kiện tài chính lo cho sinh viên đi học hay không thì mới có thể cấp visa. Việc này dựa trên nhiều yếu tố, nên việc bạn có tiền gửi ngân hàng chỉ là một trong những yêu cầu, bạn không nhất thiết phải gửi 3-6 tháng, nhưng khoản thời gian sổ tiết kiệm mở càng lâu, càng tốt cho hồ sơ của bạn, cũng xin lưu ý: Phía Mỹ không chấp nhận việc vay du học ở ngân hàng. Nếu tiền gia đình bạn tiết kiệm từ lâu rồi, bạn cần giải trình được tiền đó tích lũy từ những nguồn nào, thì mới thuyết phục được viên chức phỏng vấn là tiền đó thật sự là của gia đình, không phải vay mượn.

Các việc cần làm và chuẩn bị cho du học Mỹ ra sao?

1. Học sinh chuẩn bị các giấy tờ cá nhân (Passport, cmnd, ảnh chụp 5×5, hồ sơ học tập như Học bạ, bảng điểm, ….cho việc ghi danh và phỏng vấn sau này) 2. Phụ huynh: chuẩn bị tài chính, sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận số dư tài khoản, giấy tờ chủ quyền nhà, đất, xe, v.v… các giấy tờ liên quan việc làm, thu nhập, … cho việc xin thư nhận học và phỏng vấn sau này)

Vấn đề ăn ở khi học tại Mỹ ra sao?

Có thể nói hầu hết các trường Đại học và một số trường Cao đẳng Cộng đồng và trường Trung học Tư thục đều có ký túc xá cho học sinh. Tại các trường Cao đẳng Cộng đồng, Trung học Tư thục thì HSSV sẽ có chọn lựa cho việc ăn ở tại nhà gia đình người bản xứ (host family/ homestay) hoặc các trường này sẽ hợp tác với các công ty chuyên cung cấp dịch vụ nhà ở cho sinh viên để tuyển chọn các gia đình bản xứ đạt tiêu chuẩn, đây là nơi rất tốt cho các bạn HSSV dưới 18 tuổi khi du học Mỹ. Một chọn lựa khác Sinh viên có thể thuê căn hộ xung quanh trường, các bạn sẽ tự lo việc nấu ăn, chi phí tự quản lý. Giá tiền thay đổi tùy thuộc vào địa điểm và chất lượng của nơi ở. Về các bạn có thân nhân, bà con ở Mỹ: đây cũng là một điều kiện giúp cho các học sinh sinh viên có thể giảm lại chi phí ăn ở sinh hoạt chẳng hạn.

Có được phép chuyển trường sau khi đã đến Mỹ không?

Về nguyên tắc thì việc chuyển trường là được chấp nhận, tuy nhiên các bạn nên thực hiện đúng các chỉ dẫn của trường mình đang học và trường muốn chuyển đến, tuy nhiên rất có thể bạn sẽ bị mất số tiền đặt cọc ban đầu của trường cũ (nếu có). Chúng tôi vẫn tiếp tục hướng dẫn các bạn nếu có yêu cầu chuyển đổi này, tất cả nhằm mục đích giúp các bạn tránh những rắc rối có thể do việc chuyển đổi này, nhất là nó có thể ảnh hưởng đến việc gia hạn Visa sau này.

Sau khi hoàn tất 2 năm học tại trường Cao đẳng Cộng đồng, sẽ làm thế nào để có thể chuyển sang một trường Đại học?

Do tính chất “Cộng đồng” của nước Mỹ và giáo dục cao, nên tất cả HSSV khi tốt nghiệp tại Cao đẳng Cộng đồng đều được chấp thuận chuyển tiếp vào các trường Đại học. Tất cả Cao đẳng Cộng đồng bảo đảm có chương trình chuyển tiếp vào Đại học đã chọn, đảm bảo 100% sinh viên hoàn tất bằng Đại học đại cương tại một trường Cao đẳng Cộng đồng sẽ được nhận vào một trường Đại học để hoàn tất 2 năm tiếp theo của chương trình cử nhân. Một điều rất hay của các Trường Cao đẳng Cộng đồng là họ luôn có những cố vấn giúp sinh viên chọn trường Đại và nộp đơn nhập học vào trường Đại học đã chọn.

Sinh viên Việt Nam có thể làm việc tại Mỹ không?

Các bạn là Du học Sinh, sang Mỹ học theo loại Visa F-1 không thể làm việc bên ngoài khuôn viên trường học nếu không được sự cho phép của Văn phòng Nhập cư Mỹ. Nhiều trường Cao đẳng Cộng đồng và Đại học cung cấp việc làm tại trường cho những sinh viên quốc tế có thành tích học tập tốt. Tuy nhiên, có nhiều SVHS sang Mỹ học vẫn “tranh thủ” thời gian rãnh rỗi, hè, … làm thêm ít việc. Chưa hẳn là đi làm thêm vì kiếm tiền, mà cũng có thể các bạn SV đó làm để lấy kinh nghiệm, giao tiếp chẳng hạn. Lời khuyên cho học sinh Việt Nam nên tuân thủ luật lệ Mỹ, dành thời gian cho việc học vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Một học sinh có thể ở Mỹ trong bao lâu theo diện Visa F-1?

Bạn sẽ được ở Mỹ cho mục đích học tập trong thời gian bạn là sinh viên toàn thời gian (Fulltime student) tại một trường Cao đẳng hoặc Đại học đã cấp Thư nhận học (I-20) cho dù visa của bạn hết hạn. Việc xin gia hạn visa của bạn cũng sẽ là đơn giản sau này.

Thời gian làm hồ sơ xin Visa Du học Mỹ trong bao lâu?

Thời gian xin/cấp thư nhận học I.20 tùy thuộc vào mỗi trường, trung bình là từ 3 ngày đến 2 hay 3 tuần (các trường Tư thường xét nhanh, linh động hơn) Thông thường cho những hồ sơ xin visa du học, HSSV sau khi được cấp I.20 (thư nhận học) sẽ được đăng ký Phỏng vấn với Visa Officer của Lãnh Sự Quán Mỹ tại Việt Nam (tp. HCM) Thời gian cho cuộc hẹn phỏng vấn tùy thuộc vào số lượng người đăng ký và lịch làm việc của Lãnh Sự. Thường là khoảng 2 tuần. Tuy nhiên trong những năm gần đây, qua nhiều cải cách, từ lúc bạn nộp hồ sơ xin I.2o đến lúc phỏng vấn, có hồ sơ chỉ mất khoảng 45 ngày là nhận được visa Du học Mỹ. Nhìn chung thì khoảng 2 tháng là các bạn đã có câu trả lời. Thời gian xét hồ sơ nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào chất lượng và số lượng của các hồ sơ nộp vào.

Tôi có thể đi du lịch trong thời gian Du học tại Mỹ với Visa F-1?

Bạn có thể đi du lịch bất kỳ nơi nào, Bang nào của nước Mỹ sau khi bạn được chấp nhận vào Mỹ thông qua Văn phòng Nhập Cư Mỹ nếu việc du lịch của bạn không cản trở việc học tại trường Cao đẳng hoặc Đại học đã cấp I-20 (Thư nhập học) cho bạn. Tuy nhiên, việc du lịch có thể gây cản trở việc học thì chắc chắn việc gia hạn visa của bạn sẽ gặp khó khăn sau này. Việc bạn đi du lịch các quốc gia khác: bạn phải xin visa nhập cảnh mục đích du lịch, việc này không đơn giản vì bạn phải nộp đơn vào Lãnh sự quán nước bạn muốn đến thăm tại Việt Nam.

Về Bảo hiểm Y tế cho Du học sinh ra sao ?

HSSV phải mua Bảo hiểm Y tế để trang trải chi phí chữa bệnh và tai nạn trong thời gian bạn ở Mỹ. Đây là lợi ích của chính bạn và gia đình. Tất cả các cơ sở giáo dục ở Mỹ, không riêng các trường Cao đẳng Cộng đồng và Đại học đều giúp HSSV trong việc mua Bảo hiểm sức khoẻ. Họ luôn hợp tác với các công ty bảo hiểm chuyên cung cấp các chương trình bảo hiểm cho sinh viên quốc tế. Theo kinh nghiệm, chúng tôi không bao giờ khuyên HS của mình mua Bảo hiểm sức từ các Công ty tại VN.

HSSV có thể mua và lái xe ở Mỹ không?

Luật Giao thông cho phép SV quốc tế mua xe, chạy xe ở Mỹ. Bạn có toàn quyền sở hữu một (hay nhiều) xe hơi và lái xe ở Mỹ, nếu bạn có khả năng tài chính và quan trọng là bạn phải có bằng lái xe. Theo luật, bạn có thể lái xe với Bằng Lái Xe Quốc Tế chỉ trong 90 ngày ở hầu hết các bang và bạn sẽ được yêu cầu thi bằng lái xe tại bang bạn đang học (xin lưu ý: một số Bang không chấp thuận thời gian này, mà chỉ là 30 ngày) Bạn cũng sẽ được yêu cầu mua bảo hiểm cho chiếc xe của bạn, thường thì giá Bảo hiểm xe dành cho sinh viên dưới 25 tuổi là rất đắt, trung bình khoảng 2.500USD/năm.

1 năm học ở Mỹ, trung bình chi phí là bao nhiêu?

– Ở bậc Trung học chi phí khoản 20.000 USD – 35.000 USD một năm, tùy thuộc địa phương, loại trường, uy tín, …. bao gồm tiền học, sách vở, và chi phí ăn ở – Cao đẳng Cộng đồng: chi phí khoản 15.000 USD – 18.000 USD một năm, bao gồm tiền học, sách vở, và chi phí ăn ở. – Đại học: chi phí từ 25.000 USD – 30.000 USD một năm; bao gồm tiền học, sách vở, và chi phí ăn ở. Riêng đối với một số trường Đại học lớn ở New York, Washington, Boston, …. chi phí có thể cao hơn rất nhiều.

Điều kiện du học Mỹ bảo lãnh thế nào?

Du học diện bảo lãnh cũng giống như các diện khác, vậy nên các bạn vẫn cần phải đáp ứng được các tiêu chí đầu vào thì mới nhận được thư mời nhập học. Điều kiện du học Mỹ diện bảo lãnh như sau: • GPA ≥ 6.5 • IELTS ≥ 6.5 hoặc TOEFL iBT ≥ 70 điểm

Du học diện bảo lãnh có cần phải chứng minh tài chính không?

Diện bảo lãnh không phải thuộc chương trình du học Mỹ không cần chứng minh tài chính, vậy nên người bảo lãnh vẫn phải tiến hành làm thủ tục chứng minh tài chính nhằm đảm đảo có đủ khả năng kinh tế chi trả cho tất cả các khoản tiền trong suốt khóa học. Sau khi người bảo lãnh nộp đầy đủ các giấy tờ chứng minh tài chính, du học sinh mới được xem xét cấp visa du học Mỹ.

Các loại giấy tờ cần chuẩn bị:

• Đơn I-134 • Giấy chứng nhận của ngân hàng về các khoản gửi ngân hàng • Chứng nhận của các đơn vị đang làm việc về các khoản thu nhập ổn định mỗi tháng • Đối với trường hợp kinh doanh tự do thì cần phải nộp giấy chứng nhận đóng thuế 2 năm gần nhất • Các loại giấy tờ chứng minh sở hữu bất động sản, cổ phiếu, các tài sản có giá trị khác….

Đơn I-134 là gì?

Đơn I-134 là tờ cam kết bảo trợ tài chính của người thân đứng ra bảo lãnh cho du học sinh trong quá trình học tập tại Mỹ. Nếu không có mẫu đơn I-134 thì các bạn không thể theo học sang diện bảo lãnh được. Trong trường hợp người thân định cư tại Mỹ, thì giấy I-134 phải được công chứng thị thực bởi luật sư tại Mỹ. Ngược lại nếu người bảo lãnh không sinh sống tại Mỹ thì phải công chứng thị thực đơn I-134 tại Đại sứ quán hay Tòa lãnh sự Mỹ tại nước mà người đó sinh sống.

Ngoài tài chính người bảo lãnh có cần điều kiện gì không?

Đối với những trường hợp nhận bảo lãnh cho du học sinh sang theo học, ngoài điều kiện tài chính thì cũng cần phải đáp ứng một vài tiêu chí, cụ thể như sau: • Định cư hợp pháp tại quốc gia nơi họ sinh sống và có công việc ổn định • Chưa từng có tiền án, tiền sự • Chứng minh được mối quan hệ ràng buộc với du học sinh Nếu người bảo lãnh không thể đáp ứng được những điều kiện trên thì cơ hội để nhận được visa du học là rất thấp.

Những ai đủ điều kiện bảo lãnh du học Mỹ?

Theo Luật di trú Hoa Kỳ, một công dân hoặc thường trú nhận tại Hoa Kỳ trên 21 tuổi có thể đứng ra bảo lãnh cho người thân đến Mỹ học tập. Điều kiện cụ thể như sau: Công dân Mỹ • IR (Immediate Relatives – Người thân trực hệ): Gồm vợ chồng, cha mẹ, con cái dưới 21 tuổi của người bảo lãnh. Diện IR không có người tháp tùng, không bị giới hạn chỉ tiêu visa mỗi năm (trừ trường hợp con cái trên 21 tuổi đã lập gia đình). Khi muốn bảo lãnh phải làm đơn riêng cho từng người • F1 (Family First Preference): Con cái độc thân trên 21 tuổi. Visa diện F1 có con dưới 21 tuổi chưa lập gia đình có thể đi theo sang Mỹ, nhưng vợ hoặc chồng thì không thể sang Mỹ theo diện này. • F3 (Family Third Preference) con cái trên 21 tuổi đã kết hôn • F4 (Family Fourth Preferen) anh chị em của công dân Hoa Kỳ Trong đó diện F3 và F4 thì vợ hoặc chồng hoặc con dưới 21 tuổi chưa có gia đình của người được bảo lãnh được đi theo người bão lãnh chính (Principal Beneficiary)

Tôi không thể tham dự phỏng vấn theo lịch hẹn. Tôi có thể xin phỏng vấn vào một ngày khác được không?

Hoàn toàn được, mỗi khoản lệ phí xét thị thực tương đương $160 USD có giá trị đặt cuộc hẹn phỏng vấn trong vòng 12 tháng, tuy nhiên bạn lưu ý là có giới hạn số lần đặt hẹn phỏng vấn, nếu bạn thay đổi ngày phỏng vấn quá 3 lần thì khoản phí này sẽ không còn hiệu lực.

Trường hợp có thân nhân đang định cư tại Mỹ. Điều này có ảnh hưởng đến cơ hội được cấp thị thực du học hay không?

Không. Mọi đương đơn xin thị thực đều phải khai báo thân nhân của họ tại Mỹ. Viên chức Lãnh sự hiểu rằng việc có thân nhân sinh sống ở nước ngoài là điều bình thường đối với các đương đơn, đặc biệt là đối với người miền Nam. Việc đương đơn ở cùng với thân nhân cũng có thể được chấp nhận. Đương đơn nên khai báo trung thực về hoàn cảnh gia đình. Chúng tôi sẽ không cấp thị thực nếu chúng tôi nghĩ rằng đương đơn xin thị thực chỉ để đoàn tụ với gia đình tại Mỹ.

Trình tự phỏng vấn như thế nào?

Việc am hiểu những quy định, những việc nên và không nên làm trong từng bước cũng sẽ giúp bạn ghi điểm và hoàn thành quá trình phỏng vấn thành công. Quy trình chung như sau: Cửa vào -> Phòng chờ -> Nơi kiểm tra đồ đạc mang theo -> Nơi nộp passport, giấy hẹn phỏng vấn, đơn I_20 và DS -> Ngồi đợi phỏng vấn -> Phỏng vấn -> Ra về Ngoài ra bạn cũng nên tìm hiểu kỹ lưỡng mô tả và nội dung những công việc cần làm, mục đích của từng khâu để tích lũy thêm kinh nghiệm và chuẩn bị tâm lý tốt nhất.

Những mẫu câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn du học Mỹ

Ngoài những mẫu câu đã nêu ở phần “Các điều kiện để được đi du học”, dưới đây chúng tôi bổ sung thêm những mẫu câu thường gặp trong lúc phỏng vấn xin Visa du học Mỹ: • Đây có phải là lần đầu tiên bạn nộp hồ sơ xin thị thực nhập cảnh vào Mỹ không? • Nếu bạn trả lời là “không”, câu hỏi kế là: Lần đầu bạn đến Mỹ là khi nào? Mục đích chuyến đi? Bạn đã sang Mỹ bao lâu? Bạn làm việc/học tập ở đâu? • Điểm đến đầu tiên của bạn ở Mỹ của bạn là đâu? • Người thân, cha mẹ, anh, chị em ruột hiện tại của bạn có ai đang sinh sống ở Mỹ không? Nếu câu trả lời là có, câu hỏi kế có thể là: nghề nghiệp hiện tại của họ tại Mỹ là gì? • Bạn lập gia đình chưa? Nếu câu trả lời là có có, họ có thể sẽ hỏi: chồng hoặc vợ của bạn có đi cùng bạn không? • Bạn có con chưa? Bạn có đưa con sang Mỹ cùng bạn hay vẫn ở lại Việt Nam?

Những điều cần lưu ý khi đi phỏng vấn

Nắm kỹ quy định: Dưới 17 tuổi -> phải có bố/mẹ hoặc người bảo trợ hợp pháp cùng vào phòng phỏng vấn. Trên 17 tuổi, bạn phải đi một mình vào phòng phỏng vấn. • Nên ăn mặc lịch sự, chỉnh tề và gọn gàng • Không mang theo các vật có kim loại hoặc có khả năng gây nguy hiểm • Giữ trật tự tại phòng chờ • Không mang điện thoại di động hoặc tắt máy rồi gửi bảo vệ tại nơi kiểm tra đồ đạc • Khi đến bất kỳ phòng nào, hãy giữ thái độ lịch sự và lễ phép (chào hỏi khi gặp, cảm ơn và chào khi rời đi) • Giữ tâm trạng thoải mái, bình tĩnh và thân thiện • Trả lời to rõ, rành mạch tất cả các câu hỏi • Khi phỏng vấn, hãy trả lời bằng tiếng Anh để chứng minh khả năng ngoại ngữ của bạn. Nếu nghe không rõ câu hỏi, hãy hỏi lại. Nếu câu hỏi khó để giải thích đầy đủ ý bằng tiếng Anh, hãy xin được trả lời bằng tiếng Việt. • Sau khi trả lời, hãy kiểm tra lại xem bạn có bỏ sót ý nào không • Khi phỏng vấn xong, nên hỏi lại bạn cần hoàn thành những thủ tục nào trước khi du học không? (Ví dụ: khám sức khỏe, các bước nhập học hoặc chích ngừa) • Sau khi xong thì nên ra về ngay, đừng nán lại gọi điện thoại vì đã có trường hợp bị gọi lại phỏng vấn lần 2 Hãy giữ tâm lý thoải mái và sức khỏe tốt trước ngày phỏng vấn! Phỏng vấn Visa thật ra không khó, khó là ở cách nhìn nhận của mỗi người. Nếu bạn đã chuẩn bị đầy đủ 3 yếu tố trên thì không cần phải lo lắng gì cả. Hãy coi đó như một thủ tục bình thường. Ngoài ra bạn cũng nên có một kế hoạch ăn uống nghỉ ngơi phù hợp, tránh các bệnh về tiêu hóa, tập thể dục hoặc chơi thể thao để tinh thần thoải mái.

Quesimg

Bạn có câu hỏi cho chúng tôi?

Liên hệ ngay với chúng tôi để đặt câu hỏi

Liên hệ ngay

Bạn muốn đi du học ?