Bạn có câu hỏi cho chúng tôi?
Liên hệ ngay với chúng tôi để đặt câu hỏi
Liên hệ ngayBạn muốn tìm gì ?
Các kỳ nhập học (thời điểm tuyển sinh) thường bắt đầu vào Tháng 2 và Tháng 5/Tháng 7 hàng năm. Tuy nhiên, một số trường có thể có đến 3 học kỳ. Hầu hết các trường đại học bắt đầu năm học mới vào Tháng 2 và Học kỳ 1 nằm trong Tháng 6. Các sinh viên thường phải có 2 đến 4 tuần nghỉ đông trước khi vào học kỳ 2 Tháng 7. Kỳ nghỉ hè tại New Zealand thường bắt đầu từ Tháng 12 đến Tháng 2.
Bạn nên bắt đầu nộp hồ sơ ít nhất 4 tháng trước mỗi kỳ nhập học để có thời gian chờ nhận thư mời nhập học và làm thủ tục xin visa.
Học bổng của New Zealand chủ yếu dành cho chương trình sau Đại học. Có nhiều hình thức học bổng: • Học bổng được xét cấp trực tiếp bởi các trường ĐH của New Zealand. Bạn liên lạc với các trường để biết được điều kiện cụ thể. • Học bổng Chính phủ New Zealand, xét cấp thông qua Tổ chức giáo dục New Zealand dành cho bậc ĐH (số lượng rất hạn chế) và sau ĐH. • Ngoài ra Chính phủ New Zealand cũng cung cấp các suất học bổng sau ĐH theo chương trình NEW ZEALANDAID, chương trình hỗ trợ cho các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam). Chương trình này dành cho khối công chức và mở rộng cho tất cả các đối tượng. Điều kiện: ứng viên đã tốt nghiệp ĐH, có bằng thạc sĩ loại khá, giỏi, trình độ Anh văn IELTS từ 6.5 trở lên. Bạn được yêu cầu viết một đề tài nghiên cứu nào đó.
Bạn vẫn có thể đăng ký đi du học tại New Zealand dù bạn chưa có bất kì chứng chỉ nào về trình độ tiếng Anh. Tuy nhiên bạn sẽ cần đăng ký học Anh văn tại trường để có đủ điều kiện tiếng Anh trước khi vào học khóa chính.
Nhiều trường Đại học có cả trung tâm việc làm ngay trong khuôn viên để quảng cáo và giới thiệu việc làm cho sinh viên, giúp họ có thể phát triển các kỹ năng làm việc. Hầu hết sinh viên đăng ký khóa học từ 12 tháng trở lên có thể làm thêm 20 giờ một tuần trong suốt học kỳ và làm toàn thời gian trong các kỳ nghỉ hè. Trong trường hợp học toàn thời gian, sinh viên có thể tìm công việc làm thêm nằm trong chương trình học với thời gian ít nhất là 2 năm tại một trường đại học hoặc cơ sở đào tạo tư nhân hoặc có kỹ năng, bằng cấp và kinh nghiệm đáp ứng tiêu chuẩn định cư theo diện tay nghề (Skill Migrant Category). Các bạn nên đến hội Tìm kiếm Việc làm cho Sinh viên (Student Job Search), một tổ chức giúp sinh viên tìm việc làm. Hội Tìm kiếm Việc làm cho Sinh viên sẽ giúp các bạn tìm được một công việc tạm thời trong thời gian nghỉ hè hoặc việc làm bán thời gian. Dịch vụ này do Chính phủ New Zealand, các trường đại học cung cấp kinh phí hoạt động và được các hội sinh viên điều hành.
– Sinh viên quốc tế được phép làm việc 20 tiếng mỗi tuần. Sinh viên có thể tìm việc làm ở các nhà hàng, khách sạn, trung tâm thông tin du lịch, trại dưỡng lão, v.v. hoặc tại căng tin của trường để phụ giúp các khoản chi phí. Kinh nghiệm làm việc nâng cao sự tự tin, tính độc lập, và trình độ tiếng Anh của học sinh. Mức lương căn bản là khoảng NZ$ 11.50 – 12.50 một giờ. – Sinh viên được phép làm việc bán thời gian tới 20 giờ mỗi tuần và có thu nhập lên đến NZ$ 12,480 mỗi năm (20 giờ x 52 tuần x NZ$12.00) trong khi vẫn tham gia các khóa học toàn thời gian. Sau khi tốt nghiệp, học sinh quốc tế có thể được cấp giấy phép đi làm trong 1 năm. – Sinh viên tốt nghiệp với bằng đại học của New Zealand sẽ thuận lợi hơn khi đăng ký xin visa làm việc tại New Zealand. Nếu tìm được công việc toàn thời gian phù hợp với chuyên môn sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được chính phủ New Zealand cấp visa đi làm trong 2 năm để thu thập kinh nghiệm làm việc tại New Zealand.
Có 4 lựa chọn chỗ ở dành cho du học sinh đang học tại New Zealand gồm: ký túc xá sinh viên, ở nhà ngừơi bản xứ, nội trú và thuê nhà riêng bên ngoài. Các chỗ ở thuê bên ngoài trường đại học hoặc cao đẳng sẽ rẻ hơn nếu bạn có thể rủ thêm một vài sinh viên khác để cùng chia sẻ tiền điện nước. Đây là lựa chọn phù hợp với các sinh viên sau đại học và đã trưởng thành. Nếu quan tâm đến lựa chọn này, bạn nên đặt trước chỗ ở và lập kế hoạch sang New Zealand trước khi khóa học bắt đầu từ 1-2 tuần. Riêng các bạn sinh viên năm nhất CĐ, ĐH chúng tôi khuyên bạn nên chọn ký túc xá. Đó có thể là những tòa nhà cao tầng hoặc căn hộ có diện tích lớn tọa lạc trong khuôn viên trường hoặc cách trường không xa lắm.
Hàng năm, sinh viên quốc tế phải chi khoảng 8.500 – 10.000 NZ$ cho chi phí ăn ở, mua sách vở và một số hoạt động vui chơi giải trí. Sinh viên có thể chọn lựa chỗ ăn ở tuỳ theo thu nhập và sở thích của mình. • Nếu bạn chọn ở khu ký túc xá tại trường: chi phí ăn ở là 145 – 250 NZ$/Tuần (trừ những ngày đi học thì không phục vụ bữa trưa). • Nếu ở tại căn hộ (flat): sinh viên có thể lựa chọn ở cùng với bạn bè của mình. Trong căn hộ này sinh viên chung nhau khu vui chơi giải trí, khu phụ nhưng phòng ngủ riêng, chi phí khoảng từ 65 – 115 NZD$/Tuần (chưa tính chi phí ăn). • Home stay (ở với gia đình người New Zealand) : 160 – 220 NZ$/Tuần, bạn sẽ được phục vụ bữa sáng và bữa tối vào ngày thường và 3 bữa/ngày vào ngày nghỉ cuối tuần.
New Zealand cung cấp nhiều chương trình có chi phí học tập cạnh tranh cho sinh viên sau khi cân nhắc học phí và các chi phí khác phải đóng khác như visa, bảo hiểm sức khỏe… Theo bảng so sánh chi phí học tập của sinh viên quốc tế năm 2009 của Deloitte, nhìn chung học phí chương trình đại học tại New Zealand ở mức cạnh trạnh cao so với nhiều quốc gia khác trên thế giới. New Zealand cung cấp nhiều chương trình có chi phí học tập cạnh tranh cho sinh viên sau khi cân nhắc học phí và các chi phí khác phải đóng khác như visa, bảo hiểm sức khỏe… Theo bảng so sánh chi phí học tập của sinh viên quốc tế năm 2009 của Deloitte, nhìn chung học phí chương trình đại học tại New Zealand ở mức cạnh trạnh cao so với nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Thủ tục xin du học tại New Zealand gồm các yêu cầu: Kết quả học tập, thư chấp nhận việc học tập và thư chấp nhận chổ ở của học sinh tại New Zealand do trường học của New Zealand cấp, chứng minh tài chính (nêu trên), giấy khai sinh, sơ yếu lý lịch, hộ khẩu, chứng minh nhân dân, lý lịch tư pháp được cấp bởi Sở Tư pháp của tỉnh, thành phố nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú (đối với học sinh trên 17 tuổi)… Tất cả các loại giấy tờ trên đều phải được công chứng và dịch thuật.
Để chứng minh tài chính bạn cần cung cấp các giấy tờ sau: • Đăng ký KD (nếu có KD) • Thuế thu nhập trong 1 năm gần nhất • Các hợp đồng • Giấy tờ nhà cửa xe cộ • Sổ tiết kiệm Và nếu có bất cứ giấy tờ chứng minh công việc làm hoặc nguồn thu nhập hợp pháp thì đều có thể đưa vào hồ sơ để chứng minh nguồn thu nhập của gia đình. Việc chứng minh tài chính càng nhiều thì khả năng thuyết phục lãnh sự quán cấp Visa càng cao.
Tất cả các trường Đại học và Viện Công nghệ & Bách Khoa (ITPs) New Zealand cung cấp chương trình Đại học và Sau Đại học hệ nghiên cứu thuộc sở hữu nhà nước. Các khóa tại ITPs đào tạo kỹ năng và dạy nghề, cấp các loại chứng chỉ, bằng đại học và sau đại học. Giáo dục New Zealand được quản lý tập trung dưới hệ thống đảm bảo chất lượng New Zealand Qualification Authority (NZQA). NZQA thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng và theo dõi sự tuân thủ của các cơ sở giáo dục, quản lý việc chuyển cấp và trao chứng chỉ tốt nghiệp. Các trường đại học New Zealand có chất lượng đào tạo tầm quốc tế. So với các quốc gia khác thì New Zealand có tỷ lệ trường đại học thuộc top 500 của thế giới ở mức cao nhất. Tất cả các trường tại New Zealand đều được cơ quan phụ trách về Giáo dục của Chính phủ New Zealand làm đại diện trên thế giới. Chất lượng của các lĩnh vực trong hệ thống giáo dục của New Zealand luôn được duy trì, vì thế sinh viên không cần phải lo lắng nhiều về việc chọn trường như khi chọn ngành học. Xem thêm thông tin liên quan tại cộng đồng du học Úc với rất nhiều thông tin hữu ích về du học Úc.
Chọn các khóa học thuộc lĩnh vực mà bạn yêu thích và trao đổi tham khảo ý kiên của những người có kinh nghiệm. Xem xét cẩn thận nội dung chương trình học trên website hoặc sách giới thiệu của trường. Bên cạnh khóa học, các yếu tố quan trọng khác mà bạn cần quan tâm là: địa điểm, chi phí và các tiêu chuẩn đầu vào của trường.
Để có thể du học NEW ZEALAND bạn cần đáp ứng đủ 2 điều kiện: • Học vấn: Học lực từ Trung bình Khá trở lên và có quá trình học và làm việc liên tục. • Tài chính: Đảm bảo có nguồn tài chính chi trả đủ cho thời gian bạn đi học tại NEW ZEALAND. Việc chứng minh tài chính như thế nào còn tùy thuộc vào các giấy tờ mà bạn cung cấp được. Nhưng nhìn chung, bạn cần đáp ứng nguồn tài chính đủ chi trả cho bạn trong 1 năm đầu tiên: tiền học phí tiền ăn ở. Trung bình số tiền cần chứng minh là khoảng 25.000 USD trở lên.
– Mẫu đơn xin visa du học New Zealand – Bằng tốt nghiệp cấp cao nhất và bảng điểm mới nhất – Chứng chỉ ngoại ngữ (với hệ chứng chỉ, cao đẳng, đại học và sau đại học) – Thư mời nhập học của trường tại New Zealand – Sơ yếu lý lịch có công chứng – Bản sao CMND và giấy khai sinh – Lý lịch tư pháp có công chứng – Hộ chiếu còn hạn ít nhất 3 tháng sau ngày dự dịnh hoàn thành khóa học. – Giấy tờ chứng minh thu nhập (của bố mẹ): Sổ tiết kiệm, quyền sử dụng đất, sở hữu xe ô tô, bất động sản,… (nếu có). – Lệ phí xin Visa – Giấy khám sức khỏe Lưu ý: – Bản sao của tất cả giấy tờ phải được công chứng bởi các cơ quan có thẩm quyền. – Trong quá trình xử lý hồ sơ, bạn có thể được yêu cầu nộp thêm các giấy tờ khác nếu cần thiết.
– Vòng phỏng vấn diễn ra từ 1-2 tuần, sau khi cá nhân xin visa đã đi khám sức khỏe và có chứng nhận. Không phải hầu hết cá nhân xin visa du học sẽ được yêu cầu phỏng vấn. – Nhân viên phòng cấp visa du học New Zealand sẽ là bên phỏng vấn trực tiếp. – Cuộc phỏng vấn thường diễn ra khá nhanh chóng, có thể đến phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại. – Thời gian của buổi phỏng vấn kéo dài từ 15-30 phút, quá trình diễn ra phỏng vấn cũng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy thuộc vào những câu hỏi và quyết định bên phỏng vấn đưa ra. – Quá trình phỏng vấn hầu hết được sử dụng Tiếng Anh, nếu khả năng của bạn chưa tốt có thể xin phép bên phỏng vấn lặp lại cẩu hỏi hoặc trả lời bằng Tiếng Việt. – Câu hỏi phỏng vấn du học New Zealand thường khá đa dạng, bắt đầu từ những câu hỏi cơ bản về thông tin cá nhân cho đến các câu hỏi cần nêu lên quan điểm, nhận xét của ứng viên. – Nhận được kết quả xin visa thành công trong 1-2 tuần tiếp theo của buổi phỏng vấn.
Những câu hỏi được đặt ra trong buổi phỏng vấn du học New Zealand để xin visa thường khá đa dạng. Bên đại diện không hề dựa vào những mẫu câu có sẵn, để đưa ra cho bạn. Họ thường căn cứ theo thông tin hiện có, tình trạng của ứng viên xin visa đồng thời đưa ra những giả thiết yêu cầu ứng viên phỏng vấn trả lời. Nhìn chung những nội dung sau thường được đề cập trong các buổi phỏng vấn du học New Zealand: – Về thông tin trường sẽ theo học, chuyên ngành học, kế hoạch học tập tại New Zealand của ứng viên. – Về thời gian đã học tập tại Việt Nam, chuyên ngành đã học tại Đại học (nếu có), ngôi trường đã theo học, thành tích nhận được khi còn đang ở ghế nhà trường. – Khả năng tài chính của gia đình, liệt kê về một số tài sản hiện có, chứng minh nguồn tiết kiệm của gia đình để có thể chứng minh cá nhân và gia đình có đủ tiềm lực để du học New Zealand. – Thông tin về các vấn đề nhà ở, việc làm thêm và những dự định cho cuộc sống du học. Đảm bảo bên xin visa du học đã có những hiểu biết về các vấn đề này, và đã có những chuẩn bị nhất định trước khi lên đường du học.
– Gia đình bạn có bao nhiêu người? Bạn đang độc thân hay đã có gia đình? Gia đình bạn đã có ai đi du học hay định cư tại nước ngoài chưa? – Tại sao bạn chọn lựa New Zealand làm điểm đến du học? Bạn đã từng du học hay định cư ở quốc gia nào chưa? – Trường Đại học bạn sẽ theo học là gì? Chuyên ngành học là gì? Lý do gì khiến bạn chọn ngôi trường này và ngành học này? – Thời gian học tập của bạn là bao lâu? Bạn có đi theo hình thức của các tổ chức, cơ quan hay là du học tự túc? – Ai sẽ chu cấp cho bạn trong quá trình du học và các chi phí liên quan? Bạn có thể chứng minh về khả năng tài chính của bạn và gia đình cho chúng tôi có thể đảm bảo bạn có đủ khả năng du học? – Bạn dự định sẽ ở đâu khi du học New Zealand? – Bạn có dự định ở lại New Zealand sau khi tốt nghiệp? Kế hoạch sau khi tốt nghiệp của bạn là gì?
– Chuẩn bị thật tốt hồ sơ với những thủ tục cần thiết khi xin visa du học New Zealand. 1 bộ hồ sơ cung cấp đầy đủ thông tin và đảm bảo tính xác thực sẽ giúp bạn đẩy nhanh được thời gian xét duyệt, thậm chí được miễn vòng phỏng vấn. – Dự trù một số câu hỏi có thể được nhắc đến trong buổi phỏng vấn. Đưa ra những câu trả lời mạch lạc, rõ ràng, xác thực. Lưu ý phần kế hoạch học tập của sinh viên. – Bên đại diện sẽ đánh gia cao nếu bạn có thể sử dụng Tiếng Anh, và có khả năng nghe nói lưu loát. – Luôn chờ đợi điện thoại, mở mấy 24/24h để đảm bảo không bỏ lỡ cuộc gọi của Cơ quan cấp thị thực New Zealand. – Luôn có thái độ tự tin, vui vẻ nhưng không thái quá để buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ.
Bạn muốn đi du học ?