Tin tức
Thông tin định cư New Zealand sau du học 2023: Hướng dẫn từ A đến Z
Du học định cư New Zealand là mong muốn của rất nhiều sinh viên có mục tiêu theo đuổi sự nghiệp ở nước ngoài. New Zealand là một quốc gia có nhiều cơ hội để bạn phát triển bản thân và công việc. Để hiểu hơn về quá trình xin định cư và cách tính điểm ở New Zealand, hãy cùng GSE tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tại sao nên định cư New Zealand sau du học?
Khi lựa chọn sống ở một đất nước, bạn cần xem xét dựa trên các yếu tố như: chính trị, thuế, cuộc sống của người bản địa và các điều kiện về giáo dục, an sinh,…
New Zealand đảm bảo chất lượng ở tất cả những vấn đề trên. Đây là một xứ sở đáng sống với nền chính trị xã hội ổn định, mức thuế thấp và cuộc sống chan hoà. Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục của New Zealand thuộc hàng đầu thế giới với các thành tựu trong nghiên cứu, học thuật. Vì vậy, xứ sở kiwi luôn là lựa chọn định cư của nhiều bạn sau khi hoàn thành chương trình du học.
Định cư New Zealand sẽ có những quyền lợi gì?
Khi trở thành công dân New Zealand, bạn sẽ có quyền lợi và đặc quyền như sau:
- Quyền tham gia bầu cử: Bạn có quyền tham gia vào quá trình bầu ra chính phủ New Zealand và có tiếng nói trong quyết định chính trị của đất nước.
- Quyền ứng cử vào Quốc hội New Zealand: Bạn có quyền ứng cử và tham gia vào Quốc hội New Zealand, đóng góp vào quyết định chính sách và luật pháp của đất nước.
- Quyền tự do di chuyển: Khi bạn là công dân New Zealand, bạn có quyền tự do nhập cảnh vào các quốc gia miễn thị thực cho công dân New Zealand, sử dụng hộ chiếu quyền lực của mình.
- Quyền tiếp cận học bổng và chương trình giáo dục: Bạn có quyền tiếp cận với các học bổng và chương trình giáo dục dành riêng cho người New Zealand, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sự nghiệp và học tập.
- Quyền hưởng các dịch vụ chính phủ: Bạn sẽ được hưởng các dịch vụ chính phủ như chăm sóc y tế, chính sách an sinh xã hội và các quyền lợi khác nhằm đảm bảo cuộc sống tốt đẹp cho bạn và gia đình.
Quyền lợi của công dân New Zealand đảm bảo cho bạn một cuộc sống ổn định và có nhiều cơ hội phát triển tại đất nước này.
Điều kiện định cư New Zealand dành cho sinh viên quốc tế
Mặc dù chính phủ New Zealand luôn cởi mở và đối xử công bằng với những cư dân nhập cư. Tuy nhiên, để có thể định cư ở quốc gia này, bạn cần đáp ứng đủ các điều kiện được quy định. Đây cũng là những yêu cầu cơ bản mà bạn phải biết.
- Dưới 55 tuổi
- Có thời gian học tập và sinh sống tại New Zealand ít nhất 5 năm
- Có chứng chỉ, bằng cấp đại học và làm việc tại New Zealand
- Khả năng giao tiếp tốt bằng Tiếng Anh
- Sức khỏe tốt, không mắc những bệnh truyền nhiễm
- Lý lịch tốt. Những trường hợp như vi phạm như luật giao thông với 100 điểm phạt trở lên hay đã và đang lãnh án tội phạm ở bất kỳ quốc gia nào sẽ bị từ chối cấp phép định cư
- Có công việc (bạn xin Working Visa được tài trợ bởi công ty của bạn)
Các chính sách định cư New Zealand sau du học bạn cần nắm rõ
Có rất nhiều chính sách định cư New Zealand theo diện du học. Tùy theo bậc học của bạn mà sẽ có những yêu cầu khác nhau
Định cư theo Chương trình Cao đẳng và Đại học
Sau khi hoàn thành chương trình Cao đẳng (ít nhất là Diploma Level 5 và 6) hoặc Đại học (Diploma level 7) theo Khung Chứng chỉ New Zealand, sinh viên quốc tế sẽ được chính phủ cấp Post-study Working Visa. Thời hạn của visa này sẽ từ 1 – 3 năm, tùy thuộc vào bằng cấp và thành phố bạn học. Visa này cho phép bạn tìm kiếm việc làm tại New Zealand.
Sau đó, bạn cần có một công ty bảo lãnh để được ở lại làm việc từ 1 – 2 năm. Trong thời gian này, bạn có thể bắt đầu nộp đơn xin định cư tại New Zealand. Nếu bạn đáp ứng đủ các điều kiện, bạn có thể xin visa thường trú sau 3 năm.
Định cư theo Chương trình Sau Đại học
Loại thứ nhất: Visa Tạm trú cho những nghề thiếu hụt dài hạn tại New Zealand (Long Term Skill Shortage List Work Visa)
Đối với chương trình Sau đại học thì các bạn có thể nộp đơn xin định cư sau 1 năm làm việc tại New Zealand. Bên cạnh đó, nếu bạn nằm trong danh sách Long Term Skills Shortage List (bậc học từ Diploma level 8 trở lên), thì vợ hoặc chồng bạn cũng sẽ được cấp visa làm việc và con cái đi theo cũng được hưởng các trợ cấp.
Visa này cho phép bạn:
- Sống và làm việc tại New Zealand tới 30 tháng
- Nộp đơn xin thường trú sau 2 năm làm việc
Visa này có thể giúp bạn trở thành công dân New Zealand. Để đăng ký, bạn cần phải có kinh nghiệm làm việc, trình độ và nghề nghiệp trong Danh sách thiếu hụt dài hạn của New Zealand. Bạn cần có 1 lời mời làm việc từ 1 nhà tuyển dụng của New Zealand và nếu bạn tiếp tục làm việc trong nghề nghiệp đó ở New Zealand trong 2 năm, bạn có thể nộp đơn xin thường trú. Lưu ý rằng loại visa này không dựa trên điểm như Visa định cư diện tay nghề (Skilled Migrant Category Resident Visa).
Loại thứ 2: Visa Thường trú cho những nghề thiếu hụt dài hạn tại New Zealand (Long Term Skill Shortage List Resident Visa)
Visa này dành cho những ai đã có visa Tạm trú và làm việc đúng nghề được 2 năm. Nếu bạn vẫn đang làm việc tại New Zealand với mức lương hơn NZ $45.000/năm, bạn có thể nộp đơn xin thường trú.
Visa này cho phép bạn:
- Sống và làm việc tại New Zealand không thời hạn
- Người thân của bạn (vợ/chồng và con dưới 24 tuổi) được nộp hồ sơ xin visa thường trú
Điều kiện:
- Đang có visa Long term Skill Shortage Work Visa
- Đang làm việc toàn thời gian được ít nhất 2 năm và sẽ tiếp tục làm việc
- Mức lương tối thiểu là NZ $45.000/năm
- Giấy phép hành nghề của New Zealand, hợp đồng lao động (tùy theo quy định của mỗi ngành nghề)
- Trình độ tiếng Anh tốt, IELTS 6.5 trở lên
- Đang ở New Zealand khi nộp xin visa thường trú
Định cư New Zealand theo diện tay nghề cao (Skilled Migrant Category Resident Visa)
Để đánh giá tính hợp lệ của bạn, chính phủ New Zealand đã thiết lập một hệ thống tính điểm, được phân bổ theo các tiêu chí sau:
Tuổi tác:
- Tuổi từ 20 đến 39: 30 điểm
- Tuổi từ 40 đến 44: 20 điểm
- Tuổi từ 45 đến 49: 10 điểm
- Tuổi từ 50 đến 55: 5 điểm
Việc làm: Có hợp đồng lao động hợp pháp từ 1 năm thì sẽ được 50-60 điểm.
Kinh nghiệm làm việc:
- Thời gian làm việc từ 1-2 năm: 10 điểm
- Thời gian làm việc từ 4 năm: 20 điểm
- Thời gian làm việc từ 6 năm: 30 điểm
- Thời gian làm việc từ 8 năm: 40 điểm
- Thời gian làm việc từ hơn 10 năm: 50 điểm
Trình độ học vấn:
- Trình độ học vấn cấp độ 3 (chứng chỉ nghề II): 40 điểm
- Trình độ học vấn cấp độ từ 4 đến 6 (chứng chỉ nghề III, IV và cao đẳng): 40 điểm
- Trình độ học vấn cấp độ 7 và 8 (cử nhân và sau đại học): 50-60 điểm
- Trình độ học vấn cấp độ 9 (cao học và chuyên gia hàng đầu trong ngành): 70 điểm
Quan hệ gia đình: Có người thân đã định cư tại New Zealand: 10 điểm
Bạn cần đạt tối thiểu 160 điểm để nhận ITA – Invitation To Apply (Giấy mời xin Visa) cũng như đủ điều kiện ứng tuyển cho visa dạng lao động có tay nghề. Điểm càng cao, cơ hội có thường trú sẽ được đảm bảo hơn.
Những ngành nghề dễ định cư ở New Zealand
Những nghề thuộc nhóm thiếu hụt nguồn nhân lực cao (Immediate Skill Shortage List) và thiếu hụt nhân sự lâu dài (Long Term Skill Shortage List) được bộ di trú New Zealand công bố sẽ được ưu tiên định cư tại New Zealand. Những ngành nghề ưu tiên này được xếp vào các lĩnh vực tiêu biểu sau:
- Xây dựng và kỹ thuật: Kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ sư điện hay kỹ sư cơ khí
- Công nghệ thông tin và điện tử: Kỹ sư phần mềm, phát triển website, thiết kế
- Dịch vụ y tế và xã hội: Nha sĩ, bác sĩ phẫu thuật, điều dưỡng hay kỹ thuật viên xét nghiệm y khoa
- Tài chính: Kế toán, kiểm toán
- Khách sạn và du lịch: quản lý, đầu bếp, chuyên viên kinh doanh
Hồ sơ xin định cư cần những gì?
Hồ sơ xin định cư cho bản thân
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận
- Lý lịch tư pháp
- Hộ chiếu
- Các giấy tờ liên quan đến tình trạng hôn nhân
- Đơn xin visa định cư
- Giấy khám sức khỏe
Hồ sơ bảo lãnh xin visa định cư:
- Thông tin, giấy tờ của những bảo lãnh có xác nhận
- Chứng minh tài chính người bảo lãnh
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận
- Lý lịch tư pháp
- Hộ chiếu
- Các giấy tờ liên quan đến tình trạng hôn nhân
- Đơn xin visa định cư
- Giấy khám sức khỏe
Hồ sơ xin visa định cư cho con cái
- Giấy cam kết của cha mẹ
- Giấy khai sinh
- Hộ chiếu nếu có
- Xác nhận quyền nuôi dưỡng trong trường hợp con dưới 18 tuổi
- Xác nhận độc thân trong trường hợp con trên 18 tuổi
Các giấy tờ bạn nộp trong hồ sơ đều phải còn hạn trước khi nộp visa 6 tháng. Đây là quy định của chính phủ New Zealand. Vì vậy, hãy lưu ý vấn đề này để quá trình xin định cư được thuận lợi hơn.
Tư vấn du học GSE là ai?
Du học GSE hiện nay là đại diện tuyển sinh chính thức của +1.000 trường đại học, cao đẳng và trung học danh tiếng tại Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand, Ai-len, Hà Lan, Singapore với các chương trình học bổng siêu hấp dẫn cho năm học 2022-2023.
Với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn du học tại Việt Nam, Tư vấn du học GSE đã giúp hàng nghìn các bạn học sinh sinh viên Việt Nam biến giấc mơ du học thành sự thật.
Đến với Du học GSE các bạn không chỉ được tư vấn lộ trình du học New Zealand thông minh và tiết kiệm nhất, mà còn được cung cấp các dịch vụ hoàn hảo và khép kín:
- Tư vấn lộ trình du học thông minh và tiết kiệm nhất;
- Cung cấp thông tin chương trình học, học phí và học bổng chính xác;
- Hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ học thuật;
- Hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ visa và luyện phỏng vấn;
- Hỗ trợ tìm kiếm nơi ở và đặt vé máy bay cho du học sinh;
- Hướng dẫn chi tiết trước khi khởi hành;
- Hỗ trợ làm visa du lịch cho gia đình và người thân.
Mọi thông tin chi tiết, xin vui lòng liên lạc với chúng tôi tại:
VP Hà Nội: Tầng 2 – Tòa nhà Toserco, 273 Kim Mã, Quận Ba Đình
VP TPHCM: 255 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 5, Quận 3
VP Anh Quốc: Shooters Hill Road, London SE18 4LP
Tư vấn du học GSE
Công ty Dịch vụ Giáo dục Toàn cầu (tên viết tắt: GSE), được thành lập vào năm 2009 bởi các cựu du học sinh Anh Quốc, là một trong những thương hiệu uy tín nhất trong lĩnh vực tư vấn du học và đào tạo với mạng lưới văn phòng ở tại Việt Nam, Úc và Anh Quốc. GSE chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn du học khách quan và trung thực tại các nước nói tiếng Anh, và khu vực Bắc Á.