Tin tức
Cơ hội Vàng để định cư tại Canada vào giai đoạn 2021 – 2024
Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi cuộc sống của người dân trên toàn cầu, trong đó gồm cả chính sách định cư tại Canada. Do ảnh hưởng của đại dịch và quy định hạn chế nhập cảnh, nên trong năm 2020 Canada mới chỉ tiếp nhận 184,000 di dân, vẫn còn cách xa mục tiêu đề ra cho năm 2020 là 341,000 người.
Để bù lại thiếu hụt chỉ tiêu năm 2020, chính phủ Canada đặt ra mục tiêu năm 2021 tiếp nhận tới 401,000 người. Tuy mục tiêu mới trông có vẻ cao hơn năm cũ, những cũng chỉ bù được khoảng 40% lượng thiếu hụt của năm ngoái. Và chắc rằng sẽ tiếp tục được bù thêm vào các năm kế tiếp là 2022 và 2024. Do vậy giai đoạn 2021-2024 là cơ hội vàng cho chính sách định cư tại Canada.
- Đối tượng được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 tại Canada
- Gặp gỡ 50+ trường đến từ Anh | Úc | Mỹ | Canada | NZ tại Ngày hội Tuyển sinh Du học quốc tế 2021 của GSE
Lộ trình dễ nhất để định cư Canada tại Canada là du học
Để đạt được mục tiêu đầy tham vọng này, đầu năm nay 13/02/2021 Cục di trú Canada đã có một bước đi vô tiền khoáng hậu, đó là một lúc mời hơn 27,332 ứng viên trong chương trình định cư cấp tốc (Express Entry), đợt công bố kết quả này đồng thời cũng đã lập luôn kỷ lục điểm số thấp nhất mà chương trình yêu cầu là 75 điểm (thông thường điểm số yêu cầu sẽ không dưới 415).
Ứng viên được mời trong đợt này đa phần là sinh viên tốt nghiệp ở Canada và người đã có giấy phép làm việc tại Canada. Điều này cho thấy lộ trình dễ nhất vẫn là du học xong rồi tiến đến định cư.
Theo thông tin từ Cục di trú, thì năm 2021 mục tiêu sẽ tiếp nhận 401,000 người, trong đó 60% là di dân diện kinh tế; 25% là di dân diện gia đình; 15% là di dân diện tị nạn. Do quy định hạn chế đi lại trong năm 2020 vì đại dịch, nên việc tiếp nhận 40,000 di dân diện tị nạn năm 2020 vẫn chưa thực thi, dự đoán sẽ được bù bằng di dân diện kinh tế.
Hiện nay số lượng ứng viên đạt được yêu cầu của chương trình định cư không nhiều, sẽ ảnh hưởng đến việc hoàn thành chỉ tiêu chính phủ đề ra, theo dự đoán thì Cục di trú sẽ hạ thấp yêu cầu của chương trình định cư, ví dụ như thay vì yêu cầu 12 tháng kinh nghiệm việc làm thì sẽ xuống còn 06 tháng…
Đồng thời cũng sẽ thông thoáng hơn với diện visa du học, nhằm đảm bảo đủ lượng ứng viên xin định cư sau này. Những động thái gần đây của Cục di trú cho thấy việc hoàn thành chỉ tiêu số lượng di dân sẽ là ưu tiên hàng đầu của Canada sau đại dịch, bởi chính sách này liên quan trực tiếp đến khả năng hồi phục kinh tế của Canada sau đại dịch, do đó trong 03 năm tới sẽ là cơ hội tốt nhất để định cư Canada.
Chính sách định cư Canada được rộng mở và hào phóng hơn
Nhiều người thắc mắc vì sao nền kinh tế Canada bị ảnh hưởng nghiêm trong bởi đại dịch Covid-19 mà Canada vẫn tiếp tục cho “nhập” lượng di dân khổng lồ?
Nếu di dân mới không có việc làm, không tự nuôi sống được bản thân mà còn trở thành gánh nặng kinh tế và xã hội cho Canada, thì liệu chính sách di dân này có phù hợp với tình thế hiện giờ không?
Và không có gà làm sao đẻ có trứng?
Đáp án là chính sách di dân này phù hợp với lợi ích tự thân của Canada cũng như đặc điểm kinh tế và xã hội của Canada, theo định hướng có trứng rồi sẽ nở ra gà.
Chúng ta biết rằng từ lúc đại dịch bắt đầu ở Canada từ tháng 03/2020, chính phủ Canada đã thực thi chính sách trợ cấp thất nghiệp cho người dân khoảng $2,000 CAD/tháng, chính sách này sẽ kéo dài tới 06/2021, và chuẩn bị gia hạn tới 12/2021.
Đồng thời chính phủ cũng có nhiều hỗ trợ như miễn giảm thuế cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch, trợ cấp lương nhân viên, cùng các biện pháp như hỗ trợ chi phí thuê mặt bằng…Những chính sách trợ cấp này tiêu tốn nguồn ngân sách khổng lồ, nhưng về mặt quản lí xã hội đã góp phần duy trì ổn định cuộc sống của người dân; Về mặt kinh tế đã đảm bảo chi tiêu của người dân để bình ổn thị trường, giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khủng hoảng, duy trì cơ cấu kinh tế, để sau đại dịch nền kinh tế sẽ được hồi phục nhanh chóng.
Thường thì chính sách thắt lưng buộc bụng sẽ không thúc đẩy được phát triển kinh tế, mà phải kích thích tiêu dùng thì mới làm cho kinh tế phát triển được. Và việc “nhập” di dân cũng chính là một trong những chiến lược cụ thể để thực thi đường lối này. Di dân trẻ đầy năng lượng cũng như nhiệt huyết để xây dựng cuộc sống tại Canada.
Nên sau đại dịch, Canada nhất định sẽ có bước tiến lớn trong chính sách kích thích kinh tế, bơm thêm lượng lớn ngân sách để khôi phục sản xuất và kinh doanh thị trường, đẩy mạnh tuyển dụng, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển lành mạnh trở lại, để sau này chính phủ tăng thu thuế bù lại ngân sách của giai đoạn đầu.
Đây chính là đường lối trứng có trước, cũng chính là tạo ra doanh nghiệp và lực lượng lao động để phát triển kinh tế trước, rồi sau này khi đại dịch đi qua trứng sẽ nhanh chóng nở thành gà, đồng nghĩa là khôi phục nền kinh tế, tạo ra giá trị vật chất.
Do vậy, lựa chọn định cư Canada trong bối cảnh hiện tại không phải chỉ vì chính sách “nhập” di dân thông thoáng hiện nay, mà là thấy được cơ hội việc làm và sự phát triển thịnh vượng của Canada sau khi được khôi phục từ đại dịch, đây là một lựa chọn mang tính chiến lược.
Kinh tế vực dậy sau đại dịch, đời sống người dân khôi phục bình thường trở lại, việc phát triển kinh tế theo hướng sáng tạo mới từ thời đại dịch sẽ mang đến nhiều cơ hội hơn trong tương lai, và đây cũng là cơ hội dành cho những di dân mới với tinh thần sáng tạo khi chọn Canada làm miền đất hứa.
Tư vấn du học GSE – Đại diện tuyển sinh chính thức của 1000+ các trường đại học, cao đẳng và trung học tại Hà Lan, Anh Quốc, Ireland, Úc, New Zealand, Mỹ và Canada.
Để được hỗ trợ thông tin về du học Canada năm 2021, vui lòng liên hệ tới các chuyên gia của Tư vấn du học GSE tại số hotline 1900 7211 hoặc điền thông tin vào form dưới đây:
- Từ khóa:
- du học canada 2021 ,
- định cư tại canada
Tư vấn du học GSE
Công ty Dịch vụ Giáo dục Toàn cầu (tên viết tắt: GSE), được thành lập vào năm 2009 bởi các cựu du học sinh Anh Quốc, là một trong những thương hiệu uy tín nhất trong lĩnh vực tư vấn du học và đào tạo với mạng lưới văn phòng ở tại Việt Nam, Úc và Anh Quốc. GSE chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn du học khách quan và trung thực tại các nước nói tiếng Anh, và khu vực Bắc Á.