Tin tức

Du học: Miếng bánh ngon nhưng khó nuốt – Vô vàn áp lực của du học sinh

Du học là niềm mơ ước của nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam. Nhưng trên thực tế, du học không chỉ là “cuộc sống màu hồng” mà còn ẩn chứa vô vàn áp lực của du học sinh.

Áp lực từ những lầm tưởng tai hại về du học

  • Du học là tự do

Đúng vậy là một du học sinh tự do lắm mà cũng cô đơn lắm. Bạn không có ai ở bên quản lý đồng nghĩa với việc bạn không có ai ở bên bạn hàng ngày, cùng bạn chia sẻ những câu chuyện hay những công việc nhà.

Bạn phải tự làm tất cả các công việc một mình. Nếu như ở nhà bạn có thể làm biếng và bố mẹ vẫn sẵn lòng làm cho bạn, thì đi du học nếu bạn không làm thì không ai làm cho bạn hết.

Tin tôi đi, bất kể ai là du học sinh đều phải gồng mình lên cố tỏ ra mạnh mẽ để chứng minh rằng mọi chuyện rất ổn cho mọi người ở nhà cảm thấy yên tâm.

ap luc cua du hoc sinh 01

  • Du học đồng nghĩa với giỏi tiếng Anh

Đây là ảo tưởng của rất nhiều bạn học sinh, sinh viên. Du học không đồng nghĩa với việc trình độ tiếng Anh được nâng cao. Khả năng ngoại ngữ của bạn chỉ 

Không phải cứ đến các nước nói tiếng Anh là trình của bạn sẽ tự động lên. Nó chỉ thực sự lên khi bạn chịu khó giao tiếp với người bản địa cũng như giao lưu với bạn bè quốc tế. Có một thực tế là sinh viên Việt Nam thường ngại giao tiếp với người bản xứ, chỉ hay tiếp xúc với những người Việt trong cộng đồng du học sinh, do vậy, tiếng Việt của các bạn ấy vẫn tốt mà tiếng Anh thì vẫn không khá lên được.

Không phải cứ giao tiếp tốt hay đủ điểm IELTS/ TOEFL/ SAT/ ACT thì có nghĩa là sẽ thành công trong học tập. Bởi vì tiếng Anh ở giảng đường quốc tế là tiếng Anh học thuật, trong đó kỹ năng viết là rất quan trọng, đòi hỏi ngữ pháp vững, tư duy logic, vốn từ vựng phong phú…

  • Đi du học là hiểu biết nhiều điều

Nhiều người thường hình dung cuộc sống của du học sinh là hằng ngày ngồi trong thư viện đọc nhiều sách và am hiểu về thế giới.

Nhưng sự thực là học tập ở nước ngoài rất vất vả, chỉ môn chuyên ngành thôi cũng đã ngốn nhiều thời gian, họ không thể trở thành một người biết tuốt để có thể trả lời tất cả các vấn đề. Vì vậy đừng tỏ ra thất vọng nếu họ không thể trả lời hết được các câu hỏi cho bạn.

đăng ký dưới bài viết

Áp lực khi trở về của du học sinh

  • “Sốc văn hóa ngược” (reverse culture shock)

“Sốc văn hóa” là hội chứng xảy ra khi bạn chuyển đến một môi trường mới, một đất nước mới. Có 2 loại sốc văn hóa: “sốc văn hóa xuôi” xảy ra bạn đến một môi trường mới khác hoàn toàn với môi trường mình đang sống hiện tại; “sốc văn hóa ngược” xảy ra khi bạn quay trở lại môi trường văn hóa cũ sau một khoảng thời gian khá dài.

Sự thực thì “sốc văn hóa ngược” thường khó khăn hơn “sốc văn hóa xuôi”, bởi bạn thường chủ động chuẩn bị trước khi đến môi trường mới nhưng thường không có sự chuẩn bị cho cú sốc ngược này. Thường thì việc trở nên quen với một môi trường mới hoàn toàn dễ hơn so với việc mình phải bắt đầu quen lại những điều đã biết trước đó. Nhiều du học sinh không thể ngờ rằng việc “tái hòa nhập” của mình lại khó khăn đến thế.

Chưa kể, bạn dễ dàng được cảm thông với cú “sốc văn hóa xuôi” nhưng không dễ dàng nhận được cảm thông với cú “sốc văn hóa ngược”. Nhiều người cho rằng bạn đang mắc bệnh “chảnh”, sống được ở nước ngoài mấy năm mà quê hương nơi đã sống mấy chục năm thì lại không quen được, thật là vô lý.

  • Áp lực từ những sự kỳ vọng

Đó là áp lực từ sự kỳ vọng quá lớn của gia đình, mong muốn con sau khi trở về sẽ được các công ty lớn săn đón hoặc làm việc trong những công ty nước ngoài với mức lương cao. Du học sinh luôn bị mặc định rằng lương phải được $1000 hoặc ít nhất trên chục triệu. Nếu không được con số ấy thì bị coi là kém cỏi.  

Đó áp lực từ quan niệm “là du học sinh thì phải giỏi, ít nhất là giỏi hơn những nhân viên học đại học tại Việt Nam”. Thực tế, du học sinh cũng chỉ là những sinh viên vừa bước ra từ giảng đường, họ chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế để có thể đáp ứng được những kỳ vọng của các công ty. Việc đi thực tập ở các công ty trong thời gian học ở nước ngoài không phải là điều dễ dàng, có nhiều yếu tố tác động như việc học, thời gian học cũng như không phải công ty nào cũng đồng ý cho người nước ngoài đến làm việc.

  • Đi xin việc

Có một thực tế là nhiều nhà tuyển dụng có định kiến rằng du học sinh vừa trở về thường không có nhiều kinh nghiệm thực tế nhưng lại đòi hỏi lương cao hơn khả năng làm việc, họ sẽ phải đào tạo lại từ đầu mà không đảm bảo rằng sẽ gắn bó lâu dài cùng với công ty. Vì thế, họ sẵn sàng chào đón những sinh viên vừa tốt nghiệp trong nước hơn là những du học sinh.

Với việc nhiều người đi ra nước ngoài học như hiện nay thì giá trị của những tấm bằng nước ngoài cũng bị hạ xuống và có rất nhiều du học sinh đang vật vã đi tìm việc như bao sinh viên mới ra trường khác.

ap luc cua du hoc sinh 02

Du học sinh thì cũng là những học sinh vừa rời giảng đường ra với cuộc đời, chỉ khác là giảng đường của họ là ở một đất nước khác. Họ cũng phải khởi nghiệp từ những bậc thang thấp nhất, với những khó khăn như những sinh viên trong nước mà thôi. Vì vậy, hãy đừng đặt những áp lực vô hình lên vai của những du học sinh, hãy cứ để họ tự tin bước vào cuộc đời với những tâm thế vui vẻ nhất, mang những điều học được ở nước ngoài cống hiến cho đất nước.

 

Để được tư vấn lộ trình du học phù hợp trong năm 2020-2021, các quý phụ huynh và HSSV có thể liên hệ với Tư vấn Du học GSE qua số điện thoại: 024 3771 3561 | 092 3635656 (Hà Nội)028 3820 7759 | 0934 999 329 (TPHCM) hoặc điền thông tin liên hệ của mình tại đây để các chuyên gia tư vấn của chúng tôi liên lạc ngay với các bạn:

Tư vấn du học GSE

Công ty Dịch vụ Giáo dục Toàn cầu (tên viết tắt: GSE), được thành lập vào năm 2009 bởi các cựu du học sinh Anh Quốc, là một trong những thương hiệu uy tín nhất trong lĩnh vực tư vấn du học và đào tạo với mạng lưới văn phòng ở tại Việt Nam, Úc và Anh Quốc. GSE chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn du học khách quan và trung thực tại các nước nói tiếng Anh, và khu vực Bắc Á.

Bạn muốn đi du học ?